Carbon footprint là gì? Làm thế nào để giảm thiểu carbon footprint đến môi trường?

Ô nhiễm môi trường hiện là một vấn đề nhức nhối của toàn cầu. Khi những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường ngày càng tác động xấu đến trái đất. Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên ô nhiễm môi trường là khí thải từ sản xuất. Và người ta dùng thuật ngữ carbon footprint để nói đến lượng khí thải này. Vậy carbon footprint là gì? Làm thế nào để giảm thiểu carbon footprint đến môi trường? Mời bạn theo dõi bài viết.

Carbon footprint là gì?

Thuật ngữ carbon footprint được công bố lần đầu tiên trong cuộc họp của Uỷ ban năng lượng Vườn quốc gia Yosemite vào năm 1979. Tuy nhiên, cho đến báo cáo khoa học đầu tiên về biến đổi khí hậu IPCC năm 2007 mới đưa thuật ngữ này vào.

Carbon footprint hay còn được gọi là dấu chân carbon, là tổng lượng khí thải thải ra từ quá trình sản xuất sản phẩm cũng như việc sử dụng đến cuối vòng đời của sản phẩm đó. Danh sách các loại khí thải trong dấu chân carbon bao gồm khí carbon dioxide (CO2), nito oxit (NO2), flo (F), … Đây đều là những loại khí có ảnh hưởng rất lớn đến con người và môi trường.

Carbon footprint được thải ra ngoài môi trường theo hai cách chủ yếu sau:

– Phát thải trực tiếp: Chính quá trình sử dụng các phương tiện giao thông hay thiết bị điện sẽ thải ra ngoài môi trường một lượng lớn dấu chân carbon.

– Phát thải gián tiếp: Là việc bạn sử dụng các sản phẩm đã trải qua quá trình sản xuất như quần áo, giày dép hay các loại thực phẩm.

Cách tính carbon footprint

Để tính được carbon footprint chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: khu vực sinh sống, phong cách sinh sống, loại và mức năng lượng tiêu thụ, những sản phẩm công nghệ được sử dụng và cách sử dụng chúng, cùng nhiều yếu tố khác.

Hiện nay, cách tính chuẩn xác nhất cũng như được sử dụng nhiều nhất chính là dựa trên mức tiêu thụ nhiên liệu của một người. Cuối cùng, cộng dồn mức phát thải khí CO2 vào carbon footprint của cá nhân.

Ví d:

Bạn cần di chuyển quãng đường dài 200 km với phương tiện di chuyển là xe máy. Chiếc xe này của bạn có mức tiêu hao nhiên liệu là 1,6 lít/ 100km. Được biết, lượng khí thải khi tiêu thụ 1 lít xăng là 2,3 kg khí CO2. Từ đó, carbon footprint sẽ được tính như sau:

– Lượng tiêu hao nhiên liệu khi di chuyển 200 km: 1,6 x 2 = 3,2 lít xăng

– Tổng lượng khí thải CO2 phát thải khi tiêu thụ hết 3,2 lít xăng: 3,2 x 2,3 = 7,36 kg CO2.

Con số này sẽ được cộng dồn vào carbon footprint của bạn hàng năm để có được lượng dấu chân carbon cuối cùng.

Theo thống kê, Việt Nam chúng ta hiện nay có lượng carbon footprint khá lớn, lên đến 1,18 tấn/ người/ năm. Việc tính carbon footprint sẽ giúp bạn nắm được lượng khí thải cá nhân mình phát thải ra môi trường để có cách điều chỉnh lối sinh hoạt phù hợp. Từ đó hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ con người và trái đất.

Ti sao chúng ta cn gim thi du chân carbon?

Sau khi đã tìm hiểu carbon footprint là gì? Bạn đã biết đây là thuật ngữ nói đến lượng khí thải phát ra môi trường có ảnh hưởng nghiêm trọng. Và việc tính dấu chân carbon giúp xác định mức độ phát thải của một cá nhân, doanh nghiệp. Để từ đó đưa ra những cảnh báo, hướng dẫn thay đổi cách sinh hoạt, sản xuất để bảo vệ môi trường, hệ sinh thái nơi con người đang sinh sống.

Những loại khí thải này đang gây nên những tác động tiêu cực cho môi trường sinh sống của chúng ta. Làm trái đất nóng lên dẫn đến thay đổi khí hậu, thường xuyên xảy ra những kiểu thời tiết cực đoan, …

Chỉ cần mỗi cá nhân, doanh nghiệp ý thức giảm mức tiêu thụ sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp cho hệ sinh thái. Không chỉ giảm mức carbon footprint, mà khi bạn hiểu rõ về dấu chân carbon, sẽ giúp bạn có được một cuộc sống lành mạnh, tiết kiệm hơn.

Làm thế nào để gim du chân carbon đến môi trường?

Nếu bạn quan tâm cách giảm dấu chân carbon đến môi trường, thì phần tiếp theo sẽ gợi ý đến bạn.

  1. Gim lượng tiêu th tht bò và sa bò

Ngành sản xuất nông nghiệp được đánh giá là ngành có mức tiêu thụ năng lượng rất lớn, với lượng khí thải phát ra cực kì cao. Trong đó, ngành sản xuất thịt bò và sữa bò gây ra carbon footprint lớn nhất.

Cụ thể, để sản xuất 1kg thịt bò sẽ phát thải ra môi trường lượng khí CO2 tương đương với lượng khí thải mà chiếc xe oto thải ra khi chạy quãng đường 27km.

Lượng khí thải phát ra khi sản xuất các loại thịt đỏ sẽ cao hơn so với thịt gia cầm.

Cho nên, để giảm lượng khí thải, bạn có thể thay đổi sở thích ăn uống từ các chế phẩm động vật sang thực vật.

  • La chn s dng phương tin giao thông công cng

Khi bạn lựa chọn sử dụng các loại phương tiện công cộng, chính ta chúng ta cùng chung tay giảm lượng khí thải ra môi trường. Thay vì mỗi người sử dụng một phương tiện giao thông thì thành nhiều người cùng sử dụng một phương tiện giao thông. Từ đó, lượng khí thải cũng giảm đi.

  • Trng cây

Từ nhỏ chúng ta đã được học về lợi ích của cây xanh đối với môi trường. Mỗi cây xanh sẽ hấp thụ gần 24kg khí CO2 mỗi năm. Cho nên, cho dù bạn đang sinh sống tại bất kỳ nơi đâu thì trồng cây xanh cũng mang lại lợi ích to lớn cho môi trường cũng như sức khoẻ của chính bạn.

  • Hn chế vic s dng nhiên liu hoá thch.

Lượng khí thải từ việc sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch như than, dầu mỏ, khí gas,… ra môi trường là vô cùng lớn. Cho nên, hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch vừa giúp bảo vệ trái đất. Thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng các dạng năng lượng sạch và bền vững như gió, mặt trời,…

  • Thc hin gii pháp 5R không lãng phí

Refuse – Từ chối: Không sử dụng những sản phẩm nhựa sử dụng một lần như túi nilong, ly nhựa, chén nhựa,… thay vào đó là những sản phẩm bằng giấy hoặc tái chế.

Reduce – Giảm tiêu dùng: Chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết cho cuộc sống.

Reuse – Tái sử dụng: Cố gắng sử dụng các sản phẩm còn tốt hoặc còn sửa chữa được.

Recycle – Tái chế: Tái sử dụng các sản phẩm từ nhựa để giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường

Rot: Có thể làm phân trộn từ các loại thức ăn hoặc đưa đến những địa chỉ thu mua thức ăn thừa.

  • Tiết kim đin

Tiết kiệm điện đơn giản là tắt các thiết bị mà bạn không sử dụng. Theo ước tính, mức tiêu hao của các loại thiết bị điện trong tình trạng chờ lên đến 800.000 tấn CO2 mỗi năm. Cho nên, hãy tắt hoàn toàn hoặc rút phích cắm điện các sản phẩm mà bạn không sử dụng đến.

  • Hn chế s dng fast fashion – Thi trang nhanh

Thời trang nhanh được hiểu là những loại thời trang thay đổi theo xu hướng. Và bởi vì xu hướng thay đổi liên tục nên quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên để đáp ứng nhu cầu. Từ đó làm tăng lượng khí thải ra môi trường.

Việc sử dụng các loại thuốc nhuộm vải cũng gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và không khí. Cho nên, hãy giảm thiểu tối đa việc sử dụng thời trang nhanh để bảo vệ môi trường.

Trên đây là bài viết nói về footprint là gì? Hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về footprint. Từ đó giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của lối sống lành mạnh, giúp bảo vệ môi trường, con người.