Hàng sale là gì? Sự thật về hàng sale

Hiện nay, đâu đâu tại các cửa hàng chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều các bảng ghi chữ đỏ sale 10%, 30%… Đây được hiểu là các mặt hàng đang được giảm giá với mục đích thu hút khách hàng và giúp họ mua được các sản phẩm giá rẻ.

Hàng sale là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi không khó để chúng ta hiểu, bởi sale hiện nay là phương thức kinh doanh mới đối với các mặt hàng trên thị trường. Nhưng vấn đề ở đây là chúng ta cần hiểu rõ mục đích của việc sale thông qua các khái niệm Sale off là gì? Sale up to là gì? Và sale có phải lúc nào cũng giảm giá?

Hàng sale là gì? Các khái niệm liên quan

Hàng sale có nghĩa là hàng giảm giá, khuyến mãi ở một số loại sản phẩm tại các đơn vị kinh doanh, cửa hàng. Chương trình sale được áp dụng ở một số thời điểm nhất định thường vào các ngày đặc biệt trong năm, ở các cửa hàng sẽ treo bảng giảm giá sale off 10%, 20%… để các khách hàng biết đến tại đây có giảm giá mà đến mua hàng.

Trong đó, chúng ta sẽ thường nhìn thấy 2 phương thức sale đó là: sale off và sale up to. Giữa 2 khái niệm này có điểm giống nhau là đều khuyến mãi, giảm giá với mục đích tăng doanh thu bán hàng. Thế nhưng, giữa chúng vẫn có sự khác biệt mà nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ. Cụ thể như sau:

Sale off là hình thức giảm giá trực tiếp được tính trên giá gốc của sản phẩm được đặt bảng thường xuyên trước các cửa hàng. Chương trình này mang tính thời vụ diễn ra trong thời gian ngắn vào các dịp đặc biệt như: lễ, tết, nô-en… nhằm phục vụ khách hàng tại các thời điểm có nhu cầu mua sắm cao và thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.

Sale up to là chương trình giảm giá tối đa trên tất cả các mặt hàng bày bán và xảy ra đối với một số sản phẩm nằm trong chương trình này. Chẳng hạn, khi có một cửa hàng để bảng là sale up to 70% thì có nghĩa là ở một số sản phẩm sẽ có chương trình giảm giá 70%, còn số sản phẩm còn lại vẫn sẽ giảm giá nhưng giá trị ít hơn.

Mục đích của việc sale

Chương trình sale hàng là hình thức kinh doanh được các doanh nghiệp, cửa hàng áp dụng với mục đích chủ yếu là để quảng bá sản phẩm tiêu dùng đến khách hàng, có thể là những sản phẩm mới ra để thu hút sự chú ý. Tạo sự thân thiện của thương hiệu và uy tín doanh nghiệp với khách hàng thường xuyên và cũng vì vậy mà mang lại hiệu ứng số đông tích cực đối với những khách hàng mới nhờ vào các khách hàng thân thiết.

Một số mặt hàng giảm giá mà mọi người dễ dàng biết đến đó là: quần áo, giày dép, đồng hồ, điện thoại, chăn ga gối đệm, đồ điện gia dụng… Lưu ý đối với hàng sale chỉ nhằm vào một khoảng thời gian nào đó hoặc tùy vào mục đích kinh doanh, chẳng hạn hàng tồn kho và ít người mua nên cần đến sale off. Hoặc ra mắt hàng mới, sale theo các dịp đặc biệt như: sự kiện, tết, ngày hội, các dịp lễ: giáng sinh, tình nhân…

Nếu là tín đồ mua sắm thì chúng ta có thể nắm bắt thông tin của các chương trình khuyến mãi để sắm sửa cho gia đình. Thế nhưng, mọi người cũng cần lưu ý đối với hình thức sale vẫn có những nơi thực hiện các “chiêu trò” câu khách vì thế các bạn có thể sẽ nhìn thấy bảng sale. Nhưng thật sự đây có phải là sale giảm giá hay không?

Hàng sale có thật sự giảm giá hay không?

Như chúng ta đã biết việc sale hàng chính là cách thức kinh doanh đánh vào tâm lý người mua bởi đa phần ai cũng thích mua hàng giá rẻ. Các nhà kinh doanh hiểu rõ mong muốn này mà họ tung chiêu tại các cửa hàng bằng cách treo bảng ghi chữ “sale” kích cỡ lớn tạo sự bắt mắt và lôi kéo khách hàng. Cũng vì vậy, tại những cửa hàng có treo bảng giảm giá thường sẽ đông khách hơn so với một cửa hàng bình thường. Nhưng khi bước vào đây sẽ có 2 khả năng như sau:

Khách hàng vẫn sẽ mua sản phẩm bởi họ đã dành thời gian vào mà không thể không mua hàng và cũng vì họ thích sản phẩm đó nên sẽ không ngần ngại. Nhưng điều này dễ khiến khách hàng không mấy hài lòng và mang tâm lý như đã bị “lừa”.

Một số người còn lại họ vẫn biết những tấm bảng này hầu như đa số được treo ở nhiều cửa hàng mà không phải là giảm giá thật sự. Nhưng khi nhìn thấy sự bắt mắt họ cũng muốn vào thử xem bên trong có các loại hàng giảm giá nào và dĩ nhiên không được như ý muốn.

Như vậy, sau khi tìm hiểu hàng sale là gì qua bài viết trên chúng ta đã góp nhặt thêm kinh nghiệm cho mình. Đặc biệt, hiểu một ít về các hình thức sale hàng sẽ giúp mọi người mua được các mặt hàng ưng ý với giá tốt.

Ops là gì? Có trách nhiệm như thế nào?

Ops là một vị trí đảm nhận việc giao nhận trong lĩnh vực hàng hải và ít ai biết rằng công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng đặc biệt mới đáp ứng được yêu cầu. Nhưng bù lại sự thăng tiến và tính chất ổn định của công việc lại tạo ra cơ hội cho nhiều người.

Ops là tên viết tắt của một từ ngữ được sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một lĩnh vực nghề nghiệp khá nổi trong thị trường lao động ở nước ta hiện nay. Thế nhưng, ở các lĩnh vực trái ngành khác còn nhiều bỡ ngỡ với Ops. Vậy thì chúng ta hãy tìm hiểu ngay sau đây để biết Ops là gì nhé!

Ops là gì? Cơ hội nghề nghiệp

Ops được viết tắt từ Operations, có nghĩa là giao nhận/hiện trường là từ ngữ dùng để chỉ một vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics. Với tính chất công việc giao tiếp, xử lý các loại chứng từ khá nhiều nên đòi hỏi một số kỹ năng đặc biệt, trái lại không đòi hỏi quá cao về mặt kiến thức chuyên môn và năng lực.

Trong đó, có 2 lợi ích rõ rệt nhất chính là mức thu nhập khá ổn định và công việc đa dạng. Hiện tại, mức lương trong lĩnh vực này từ 6-10 triệu/tháng khiến nhiều người lựa chọn để gắn bó lâu dài. Bên cạnh đó, việc làm đa dạng bởi có những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao và những vị trí không đỏi hỏi quá nhiều về chuyên môn chính là điểm thuận lợi giúp nhiều người tìm được việc như mong muốn tùy vào khả năng phù hợp của mình.

Ngoài ra, các bạn hãy tham khảo những vị trí công việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nổi bật hiện nay tại những trang tìm kiếm việc làm như: nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu & Logistics (sale), nhân viên chứng từ (Docs – Cus), nhân viên thu mua (Purchaser), nhân viên thanh toán quốc tế, nhân viên điều vận đội/xe (Co-ordinator).

Công việc của nhân viên giao nhận/hiện trường

Dựa vào từ ngữ được dịch nghĩa là giao nhận/hiện trường thì chúng ta sẽ hình dung địa điểm mà một nhân viên Ops sẽ phải làm việc như: cảng, bãi container, các kho hàng, hãng tàu, hải quan, cơ quan nhà nước làm các thủ tục giấy tờ… Và cụ thể các việc thực hiện như:

Giao nhận các loại chứng từ hàng hóa, liên hệ và sắp xếp với các đơn vị liên quan như: bảo hiểm, kiểm dịch, giám định… để hoàn thành các thủ tục cần thiết xuất khẩu lô hàng, thực hiện lệnh xuất nhập hàng hóa và đảm bảo quá trình giao nhận diễn ra suôn sẻ.

Gặp gỡ trao đổi thông tin với khách hàng, các đối tác và thường xuyên tiếp xúc với các đơn vị, cơ quan nhà nước liên quan đến xuất nhập khẩu. Hướng dẫn khách hàng thực hiện và hoàn tất các thủ tục cho việc xuất nhập hàng.

Chịu trách nhiệm giao nhận chứng từ xuất nhập và các yêu cầu khác từ bộ phận kinh doanh, chứng từ. Giải quyết các thủ tục cho việc xuất nhập như: nộp thuế, tủ tục hải quan tại các cảng, sân bay, icd, ga tàu, các khu công nghiệp, khu chế xuất…

Giám sát đóng hàng tại các bãi container, vận chuyển hàng từ kho đến bãi theo chỉ định, điều vận các phương tiện vận tải, phương tiện xếp dỡ, nâng hạ, đóng – dở hàng để chở hàng cho khách… Tổng kết đơn hàng, các loại chứng từ hóa đơn, chi phí để làm báo cáo.

Những yêu cầu cần có của nhân viên giao nhận/hiện trường

Do tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với các loại chứng từ, thực hiện các thủ tục pháp lý nên đòi hỏi nhân viên Ops phải hiểu rõ luật liên quan đến xuất nhập khẩu bao gồm các quy trình và nguyên tắc thực hiện. Bên cạnh đó, là kiến thức về các loại chứng từ này, những quy định hiện hành.

Công việc cũng yêu cầu mỗi cá nhân phải đảm bảo đủ sức khỏe để đảm nhận các công việc ở hiện trường và cũng vì vậy mà các bạn nam có sức khỏe tốt là lựa chọn phù hợp nhất. Đặc biệt, là yêu cầu cao về tinh thần trách nhiệm và sự cần cù, tỉ mỉ trong việc kiểm tra các thông tin, tuân thủ nguyên tắc lao động để đảm bảo an toàn.

Lợi thế về mối quan hệ rộng rãi trong ngành, giao tiếp với khách hàng, các cơ quan nhà nước… sẽ giúp cho chúng ta có cơ hội phát triển nghề nghiệp và công việc diễn ra thuận lợi hơn. Vì thế, mọi người cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp nhanh nhẹn, thân thiện với nhiều người.

Với câu hỏi Ops là gì đã giải đáp mọi thắc mắc của nhiều người. Qua đây, chúng ta còn biết được một lợi ích khác về cơ hội việc làm cũng như kỹ năng cần thiết để chuẩn bị tìm công việc mới cho mình.

Specialist và Generalist là gì? Có sự khác biệt ra sao?

Specialist và Generalist là từ ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ trong lĩnh vực digital marketing, Generalist thực hiện các công việc khác nhau mang tính đa dạng, còn Specialist lại tập trung chuyên sâu cho một công việc cụ thể.

Trong cơ cấu bộ phận của các lĩnh vực ngành nghề hiện nay, Specialist và Generalist là 2 vị trí công việc có sự khác biệt mang những tính chất khác nhau nhưng lại luôn bổ sung cho nhau mà không thể thiếu. Có lẽ nhiều người còn khá mơ hồ với 2 khái niệm này, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng nhau tìm hiểu Specialist và Generalist là gì qua phần trình bày sau nhé!

Specialist và Generalist là gì? Khác biệt giữa các nhiệm vụ

Không thể định nghĩa rõ ràng về việc thực  hiện công việc giữa 2 vị trí Specialist và Generalist. Nhưng xuất phát từ tên gọi tiếng Anh chúng ta có thể hiểu nôm na qua việc dịch nghĩa như sau:

Generalist(tổng quát viên) có nghĩa gốc là “chung chung”, mang tính bao hàm, đa dạng và phụ trách nhiều mặt trong công việc. Họ có kiến thức tổng quát và có khả năng giải quyết công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được hiểu là phát triển công việc theo chiều ngang.

Trong khi đó, Specialist(chuyên viên) lại có nghĩa là “chuyên sâu”, mang tính tập trung duy nhất vào một chuyên môn nào đó. Họ là những người có kiến thức chuyên môn và kỹ năng sâu tập trung trong một nhiệm vụ nhất định ở các lĩnh vực nào đó và được hiểu là phát triển về chiều sâu.

Do đó, trong một tổ chức 2 vị trí công việc này luôn đồng hành cùng nhau. Và các  Specialist là người đề ra kế hoạch, định hướng phát triển thì các Generalist có trách nhiệm hỗ trợ triển khai thực hiện trên mọi khía cạnh bằng cách vận hành các bộ phân thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Specialist và Generalist trong một số lĩnh vực hiện nay

Hai khái niệm này luôn nằm trong một tổ chức và có thể họ sẽ trải qua các công việc giống nhau. Nhưng khi kiến thức và chuyên môn vững vàng thì từ những Generalist hoàn toàn có thể trở thành những “thủ lĩnh” Specialist thực thụ. Và điều này có thể phân biệt rõ ràng qua ví dụ như đã nêu trên trong lĩnh vực digital marketing.

Trong đó, bước đầu từ những vị trí công việc sáng tạo nội dung, thiết kế, am hiểu việc tối ưu từ khóa… cho đến khi trở thành những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này đạt vị trí marketer, là người thực hiện các công việc theo yêu cầu của Specialist. Đồng thời chúng ta có có thể hiểu là một dạng điển hình của generalist trong lĩnh vực marketing với các công việc thực hiện như trên.

Trong quá trình này, việc phát triển đội ngũ marketing lớn mạnh bao nhiêu đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có thể nắm giữ vị trí Specialist, đảm nhận trọng trách hoạch định chiến lược phát triển và đặc biệt là chuyên gia trong các lĩnh vực như: SEO, chạy quảng cáo, social media,… thậm chí có thể trở thành chuyên gia về tất cả các lĩnh vực thuộc digital marketing.

Ngoài ra, một số lĩnh vực điển hình để chúng ta có thể hiểu rõ vị trí công việc của 2 khái niệm trên như: truyền thông, y tế, tài chính…

Lộ trình chinh phục từ vị trí Generalist đến Specialist 

Để trở thành những chuyên gia ngoài xuất phát điểm là bằng cấp, chứng chỉ trong một lĩnh vực nào đó thì chúng ta đều hiểu rằng cần có cả một quá trình để học hỏi và rèn luyện. Do vậy, khả năng tư duy, học hỏi đóng vai trò quan trọng và đặc biệt bạn cần lên cho mình những kế hoạch cụ thể để tạo ra một lộ trình phát triển phù hợp.

Trong đó, có những kỹ năng cần thiết như thành thạo vi tính, ngoại ngữ luôn là những yêu cầu không còn quá xa lạ trong thời kỳ kinh tế như hiện nay. Không chỉ là chú trọng cho một việc làm nhất định mà mọi người cần phải tiếp thu mở rộng trên nhiều khía cạnh để nâng cao sự hiểu biết cho mình. Tùy vào khả năng của mỗi người và các ngành nghề khác nhau mà lộ trình thăng tiến cũng sẽ khác, có thể là 2-3 năm để có chổ đứng vững chắc trong ngành.

Vậy thì chúng ta đã hình dung được Specialist và Generalist là gì qua phần mô tả trên và phân biệt rõ vai trò, trách nhiệm của từng người trong một tổ chức. Chắc hẳn đây là hướng đi hấp dẫn để những ai có niềm đam mê cố gắng theo đuổi.