Specialist và Generalist là gì? Có sự khác biệt ra sao?

Specialist và Generalist là từ ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ trong lĩnh vực digital marketing, Generalist thực hiện các công việc khác nhau mang tính đa dạng, còn Specialist lại tập trung chuyên sâu cho một công việc cụ thể.

Trong cơ cấu bộ phận của các lĩnh vực ngành nghề hiện nay, Specialist và Generalist là 2 vị trí công việc có sự khác biệt mang những tính chất khác nhau nhưng lại luôn bổ sung cho nhau mà không thể thiếu. Có lẽ nhiều người còn khá mơ hồ với 2 khái niệm này, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng nhau tìm hiểu Specialist và Generalist là gì qua phần trình bày sau nhé!

Specialist và Generalist là gì? Khác biệt giữa các nhiệm vụ

Không thể định nghĩa rõ ràng về việc thực  hiện công việc giữa 2 vị trí Specialist và Generalist. Nhưng xuất phát từ tên gọi tiếng Anh chúng ta có thể hiểu nôm na qua việc dịch nghĩa như sau:

Generalist(tổng quát viên) có nghĩa gốc là “chung chung”, mang tính bao hàm, đa dạng và phụ trách nhiều mặt trong công việc. Họ có kiến thức tổng quát và có khả năng giải quyết công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được hiểu là phát triển công việc theo chiều ngang.

Trong khi đó, Specialist(chuyên viên) lại có nghĩa là “chuyên sâu”, mang tính tập trung duy nhất vào một chuyên môn nào đó. Họ là những người có kiến thức chuyên môn và kỹ năng sâu tập trung trong một nhiệm vụ nhất định ở các lĩnh vực nào đó và được hiểu là phát triển về chiều sâu.

Do đó, trong một tổ chức 2 vị trí công việc này luôn đồng hành cùng nhau. Và các  Specialist là người đề ra kế hoạch, định hướng phát triển thì các Generalist có trách nhiệm hỗ trợ triển khai thực hiện trên mọi khía cạnh bằng cách vận hành các bộ phân thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Specialist và Generalist trong một số lĩnh vực hiện nay

Hai khái niệm này luôn nằm trong một tổ chức và có thể họ sẽ trải qua các công việc giống nhau. Nhưng khi kiến thức và chuyên môn vững vàng thì từ những Generalist hoàn toàn có thể trở thành những “thủ lĩnh” Specialist thực thụ. Và điều này có thể phân biệt rõ ràng qua ví dụ như đã nêu trên trong lĩnh vực digital marketing.

Trong đó, bước đầu từ những vị trí công việc sáng tạo nội dung, thiết kế, am hiểu việc tối ưu từ khóa… cho đến khi trở thành những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này đạt vị trí marketer, là người thực hiện các công việc theo yêu cầu của Specialist. Đồng thời chúng ta có có thể hiểu là một dạng điển hình của generalist trong lĩnh vực marketing với các công việc thực hiện như trên.

Trong quá trình này, việc phát triển đội ngũ marketing lớn mạnh bao nhiêu đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có thể nắm giữ vị trí Specialist, đảm nhận trọng trách hoạch định chiến lược phát triển và đặc biệt là chuyên gia trong các lĩnh vực như: SEO, chạy quảng cáo, social media,… thậm chí có thể trở thành chuyên gia về tất cả các lĩnh vực thuộc digital marketing.

Ngoài ra, một số lĩnh vực điển hình để chúng ta có thể hiểu rõ vị trí công việc của 2 khái niệm trên như: truyền thông, y tế, tài chính…

Lộ trình chinh phục từ vị trí Generalist đến Specialist 

Để trở thành những chuyên gia ngoài xuất phát điểm là bằng cấp, chứng chỉ trong một lĩnh vực nào đó thì chúng ta đều hiểu rằng cần có cả một quá trình để học hỏi và rèn luyện. Do vậy, khả năng tư duy, học hỏi đóng vai trò quan trọng và đặc biệt bạn cần lên cho mình những kế hoạch cụ thể để tạo ra một lộ trình phát triển phù hợp.

Trong đó, có những kỹ năng cần thiết như thành thạo vi tính, ngoại ngữ luôn là những yêu cầu không còn quá xa lạ trong thời kỳ kinh tế như hiện nay. Không chỉ là chú trọng cho một việc làm nhất định mà mọi người cần phải tiếp thu mở rộng trên nhiều khía cạnh để nâng cao sự hiểu biết cho mình. Tùy vào khả năng của mỗi người và các ngành nghề khác nhau mà lộ trình thăng tiến cũng sẽ khác, có thể là 2-3 năm để có chổ đứng vững chắc trong ngành.

Vậy thì chúng ta đã hình dung được Specialist và Generalist là gì qua phần mô tả trên và phân biệt rõ vai trò, trách nhiệm của từng người trong một tổ chức. Chắc hẳn đây là hướng đi hấp dẫn để những ai có niềm đam mê cố gắng theo đuổi.

Học viện ngoại giao ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Học viện Ngoại giao là một nơi đi đầu trong việc đào tạo các ngành ở lĩnh vực ngoại giao quốc tế. Mỗi sinh viên theo học tại đây đều được đánh giá cao, đặc biệt họ sở hữu gương mặt tài năng và là hoa khôi trong giới sinh viên hiện nay.

Học viện Ngoại giao là lựa chọn lý tưởng của mọi học sinh Việt Nam. Bởi đây là nơi tạo nền tảng vững chắc giúp các bạn hoàn thiện chuyên môn và dễ dàng có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc quốc tế. Một số ngành nghề triển vọng sau đây sẽ cho chúng ta biết Học viện Ngoại giao ra làm gì.

Tổng quan về Học viện Ngoại giao

Học viện Ngoại giao Việt Nam có tên tiếng Anh là Diplomatic Academy of Vietnam, là nơi đào tạo các chuyên ngành ngoại giao duy nhất ở nước ta do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý. Trải qua các giai đoạn phát triển đến năm 2008 chính phủ quyết định nâng cấp trở thành Học viện Ngoại giao như ngày nay, có chức năng tương đương cơ quan cấp tổng cục của nhà nước.

Một số đơn vị do Học viện Ngoại giao trực tiếp quản lý như: Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao; Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ Ngoại giao (FOSET); Trung tâm Thông tin, Tư liệu; Viện Biển Đông; Phòng Quản lý Khoa học; các khoa…

Các bậc đào tạo bao gồm đại học, sau đại học và đặc biệt năm 2009 được Thủ tướng phê duyệt đào tạo trình độ tiến sĩ với các chuyên ngành: Luật quốc tế, kinh tế quốc tế, chính trị quốc tế và ngoại giao, truyền thông văn hóa và đối ngoại, tiếng Anh. Do đặc thù về lĩnh vực ngoại giao mà sinh viên tại trường có cơ hội tham gia trực tiếp tại các hội nghị quốc tế như: ASEAN, ASEM, APEC…

Học viện Ngoại giao ra làm gì? Đa dạng về việc làm

Trong tất cả các ngành nghề, ngoại giao được xem là lựa chọn “thời thượng” bởi ngành mang tầm nhìn và sứ mệnh lớn lao ở một số việc làm như:

Luật sư: Là nghề được lựa chọn của rất nhiều sinh viên hiện nay nhờ sự đa dạng về việc làm. Và riêng sinh viên tại Học viện lại đáp ứng nhu cầu về lao động có kiến thức sâu rộng và chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật.

Làm việc tại Đại sứ quán: Là cơ quan đại diện của các quốc gia khác đặt tại nước ta với số lượng khá nhiều tạo việc làm cho sinh viên ngoại giao có cơ hội làm việc và thực tập. Do đó, đây là địa điểm được nhiều bạn quan tâm lựa chọn sau khi tốt nghiệp ra trường.

Phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch: Nhờ những thế mạnh về giao tiếp tự tin và giỏi kiến thức, kỹ năng mà phiên dịch viên, hướng dẫn viên là nghề mà có nhiều bạn quyết định gắn bó lâu dài. Bên cạnh đó, là nhu cầu của thị trường cao cùng với mức lương hấp dẫn phù hợp với nguyện vọng của các bạn sinh viên tại trường.

Bộ ngoại giao Việt Nam: Đây có lẽ là mơ ước và phải phấn đấu khá nhiều của các bạn. Nhưng khi quyết định theo đuổi và đạt được thành công thì sự nghiệp lại vẻ vang bởi khi hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao bạn sẽ trở thành bộ mặt của quốc gia, đảm nhận trọng trách quan trọng.

 

Các ngành kinh tế: Khoa kinh tế quốc tế là một trong những nơi đào tạo các nhà kinh tế học tương lai của đất nước. Không ít các bạn trẻ đã lựa chọn môi trường kinh doanh tại các doanh nghiệp để thử sức mình, nhờ vào những ưu thế phù hợp với nhu cầu tuyển dụng khá cao như hiện nay thì không khó để các bạn sinh viên ngoại giao trở thành nhân viên kinh doanh hay kế toán…

Vì sao sinh viên ngoại giao luôn được đánh giá cao?

Sở dĩ sinh viên ngoại giao luôn được nhà tuyển dụng xem trọng cũng bởi ở họ hội tụ các yếu tố về mặt chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc. Trong quá trình học tập nhà trường chú trọng đến sự kết hợp hoàn hảo giữa lý thuyết và thực hành, luôn đề cao tính ứng dụng thực tế bằng các hoạt động giao lưu, tổ chức các sự kiện, các khóa đào tạo… để các bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho mình.

Cũng vì thế, mà chúng ta có thể thấy các bạn luôn có khả năng giao tiếp tự tin, năng động. Luôn có khả năng ứng xử thông minh và thích nghi tốt với môi trường làm việc, đặc biệt luôn bổ trợ cho mình những kỹ năng về công nghệ thông tin, giao tiếp thành thạo ngoại ngữ.

Học viện Ngoại giao ra làm gì? Câu hỏi này đã được giải đáp với phần chia sẻ thông tin nêu trên. Qua đây, các bạn có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn môi trường học tập này và nếu cố gắng phấn đấu rèn luyện thì những hứa hẹn về một tương lai nghề nghiệp ổn định sẽ dễ dàng thành hiện thực.