Variance là gì? Công thức và ứng dụng của phương sai

Trong các lĩnh vực về thống kê, đầu tư tài chính,… thì người ta thường sử dụng thuật ngữ variance. Nếu bạn quan tâm variance là gì thì có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm, công thức cũng như ứng dụng của variance vào thực tế.

Variance là gì?

Variance được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là phương sai. Là một khái niệm trong thống kê, phương sai có ý nghĩa thể hiện sự phân tán của các giá trị trong một tập dữ liệu. Phương sai đo độ lệch của mỗi điểm giá trị so với giá trị trung bình của tệp dữ liệu đó.

Đơn vị của phương sai là bình phương đơn vị ban đầu. Ví dụ: Bạn có tệp dữ liệu có đơn vị là centimet, thì phương sai của tệp dữ liệu này có đơn vị là centimet bình phương.

Ý nghĩa của variance

Variance có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các lĩnh vực đời sống. Đặc biệt là các lĩnh vực về thống kê, đầu tư tài chính hay phân tích thực nghiệm. Ý nghĩa của variance cụ thể như:

– Đánh giá mức độ phân tán của tệp dữ liệu: Một tệp dữ liệu có đồng nhất hay không sẽ được thể hiện bởi variance. Các giá trị trong tệp dữ liệu gần nhau và không chênh lệch nhiều khi variance có giá trị thấp. Và ngược lại, các giá trị có sự chênh lệch lớn nếu variance có giá trị cao.

– Ước lượng độ chính xác của mô hình: Trong một mô hình thống kê, variance có ý nghĩa quan trọng để ước lượng độ chính xác. Nếu một tệp dữ liệu có variance cao thể hiện mô hình thống kê đó không thể dự đoán dữ liệu một cách chính xác và cần được cải tiến.

– Ước lượng sự khác biệt giữa các mẫu: Các mẫu có thể được so sánh với nhau thông qua variance. Ta sẽ tiến hành tính variance của từng mẫu và lấy giá trị variance này để thấy được sự khác biệt của các mẫu đó.

– Xác định độ tin cậy của dữ liệu: Để đánh giá độ tin cậy của tệp dữ liệu, ta tiến hành kiểm tra variance của tệp dữ liệu đó. Nếu variance thấp tức các giá trị có sự đồng nhất và tệp dữ liệu có độ tin cậy cao. Ngược lại, tệp dữ liệu có độ tin cậy thấp khi variance cao.

– Phân tích biến động giá: Trong lĩnh vực tài chính, người ta sẽ dựa vào variance để phân tích sự biến động giá. Khi variance của giá cổ phiếu cao thể hiện giá cổ phiếu đang có biến động lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi variance của giá cổ phiếu thấp có thấy giá cổ phiếu đang ổn địng cũng như ít có rủi ro hơn.

– Tối ưu hoá quá trình sản xuất: variance cũng được sử dụng để đánh giá sự biến động của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất đang không ổn định và cần được cải tiến khi có variance cao. Lúc này, chúng ta cần giảm variance để tối ưu hoá quá trình sản xuất cũng như mang lại chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Thuộc tính của variance

6 thuộc tính cơ bản của variance là:

– Variance luôn dương hoặc bằng 0. Bởi vì đây là kết quả của tổng bình phương độ lệch trung bình từ giá trị trung bình.

– Variance của một hằng số luôn = 0.

– Và khi variance = 0 tức biến ngẫu nhiên đó là hằng số.

– Variance luôn không đổi cho dù có sự thay đổi trong tham số.

– Variance được chia tỷ lệ bình phương của một hằng số nào đó.

– Công thức tính variance của tổng 2 biến ngẫu nhiên:

Var(αX±bY) = α2Var(X) + b2Var(Y) + 2αbCov(X, Y)

(Trong đó (Cov(X,Y) là hiệp phương sai.)

Công thức tính variance

Variance = (1/n) * Σ(xi – u)^2

Trong đó:

n là số lượng điểm dữ liệu trong tập dữ liệu.

xi là giá trị của điểm dữ liệu thứ i.

u là giá trị trung bình của tập dữ liệu.

ng dng variance trong thc tế

Sau khi đã tìm hiểu variance là gì. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu variance được ứng dụng trong thực tế như thế nào?

Hai lĩnh vực ứng dụng variance phổ biến nhất là vật lý và đầu tư:

  1. Trong vt lý

Để kiểm tra kết quả đo lường, người ta sử dụng variance để kiểm tra. Dựa vào variance, người ta sẽ biết được độ chính xác của kết quả đo lường đó.

Ví dụ, trong vật lý, người ta thường sử dụng phương pháp đo đặc về các thông số như thế tích, nhiệt độ, áp suất,… Tuy nhiên, các kết quả đo đạc thường không chính xác so với thực tế. Cho nên, người ta dựa vào variance để đo lường sự chênh lệch giữa các kết quả đo với giá trị thực tế. Nếu variance thấp tức các kết quả đo có độ chính xác cao và ngược lại.

Ngoài ra, người ta cũng sử dụng variance trong các mô hình vật lý như lý thuyết xác suất, động học lượng tử,…

  • Trong đầu tư:

Người ta sẽ dựa vào variance để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản đầu tư cũng như khả năng sinh lời trong tương lai.

Variance sẽ giúp người đầu tư tính toán được sự biến động của giá cổ phiếu, chỉ số chứng khoán hay các khoản đầu tư khác. Nếu variance cao tức có sự biến động lớn giữa các giá trị cũng như mức độ rủi ro lớn. Ngược lại, variance thấp cho thấy sự ổn định của các giá trị cũng như ít rủi ro hơn.

Variance cũng được áp dụng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản đầu tư cũng như so sánh chúng với nhau.

Như vậy, bài viết đã đề cập các kiến thức xoay quanh variance là gì? Hy vọng bạn đã tìm thấy những thông tin bổ ích cho mục đích của mình.

Carbon footprint là gì? Làm thế nào để giảm thiểu carbon footprint đến môi trường?

Ô nhiễm môi trường hiện là một vấn đề nhức nhối của toàn cầu. Khi những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường ngày càng tác động xấu đến trái đất. Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên ô nhiễm môi trường là khí thải từ sản xuất. Và người ta dùng thuật ngữ carbon footprint để nói đến lượng khí thải này. Vậy carbon footprint là gì? Làm thế nào để giảm thiểu carbon footprint đến môi trường? Mời bạn theo dõi bài viết.

Carbon footprint là gì?

Thuật ngữ carbon footprint được công bố lần đầu tiên trong cuộc họp của Uỷ ban năng lượng Vườn quốc gia Yosemite vào năm 1979. Tuy nhiên, cho đến báo cáo khoa học đầu tiên về biến đổi khí hậu IPCC năm 2007 mới đưa thuật ngữ này vào.

Carbon footprint hay còn được gọi là dấu chân carbon, là tổng lượng khí thải thải ra từ quá trình sản xuất sản phẩm cũng như việc sử dụng đến cuối vòng đời của sản phẩm đó. Danh sách các loại khí thải trong dấu chân carbon bao gồm khí carbon dioxide (CO2), nito oxit (NO2), flo (F), … Đây đều là những loại khí có ảnh hưởng rất lớn đến con người và môi trường.

Carbon footprint được thải ra ngoài môi trường theo hai cách chủ yếu sau:

– Phát thải trực tiếp: Chính quá trình sử dụng các phương tiện giao thông hay thiết bị điện sẽ thải ra ngoài môi trường một lượng lớn dấu chân carbon.

– Phát thải gián tiếp: Là việc bạn sử dụng các sản phẩm đã trải qua quá trình sản xuất như quần áo, giày dép hay các loại thực phẩm.

Cách tính carbon footprint

Để tính được carbon footprint chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: khu vực sinh sống, phong cách sinh sống, loại và mức năng lượng tiêu thụ, những sản phẩm công nghệ được sử dụng và cách sử dụng chúng, cùng nhiều yếu tố khác.

Hiện nay, cách tính chuẩn xác nhất cũng như được sử dụng nhiều nhất chính là dựa trên mức tiêu thụ nhiên liệu của một người. Cuối cùng, cộng dồn mức phát thải khí CO2 vào carbon footprint của cá nhân.

Ví d:

Bạn cần di chuyển quãng đường dài 200 km với phương tiện di chuyển là xe máy. Chiếc xe này của bạn có mức tiêu hao nhiên liệu là 1,6 lít/ 100km. Được biết, lượng khí thải khi tiêu thụ 1 lít xăng là 2,3 kg khí CO2. Từ đó, carbon footprint sẽ được tính như sau:

– Lượng tiêu hao nhiên liệu khi di chuyển 200 km: 1,6 x 2 = 3,2 lít xăng

– Tổng lượng khí thải CO2 phát thải khi tiêu thụ hết 3,2 lít xăng: 3,2 x 2,3 = 7,36 kg CO2.

Con số này sẽ được cộng dồn vào carbon footprint của bạn hàng năm để có được lượng dấu chân carbon cuối cùng.

Theo thống kê, Việt Nam chúng ta hiện nay có lượng carbon footprint khá lớn, lên đến 1,18 tấn/ người/ năm. Việc tính carbon footprint sẽ giúp bạn nắm được lượng khí thải cá nhân mình phát thải ra môi trường để có cách điều chỉnh lối sinh hoạt phù hợp. Từ đó hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ con người và trái đất.

Ti sao chúng ta cn gim thi du chân carbon?

Sau khi đã tìm hiểu carbon footprint là gì? Bạn đã biết đây là thuật ngữ nói đến lượng khí thải phát ra môi trường có ảnh hưởng nghiêm trọng. Và việc tính dấu chân carbon giúp xác định mức độ phát thải của một cá nhân, doanh nghiệp. Để từ đó đưa ra những cảnh báo, hướng dẫn thay đổi cách sinh hoạt, sản xuất để bảo vệ môi trường, hệ sinh thái nơi con người đang sinh sống.

Những loại khí thải này đang gây nên những tác động tiêu cực cho môi trường sinh sống của chúng ta. Làm trái đất nóng lên dẫn đến thay đổi khí hậu, thường xuyên xảy ra những kiểu thời tiết cực đoan, …

Chỉ cần mỗi cá nhân, doanh nghiệp ý thức giảm mức tiêu thụ sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp cho hệ sinh thái. Không chỉ giảm mức carbon footprint, mà khi bạn hiểu rõ về dấu chân carbon, sẽ giúp bạn có được một cuộc sống lành mạnh, tiết kiệm hơn.

Làm thế nào để gim du chân carbon đến môi trường?

Nếu bạn quan tâm cách giảm dấu chân carbon đến môi trường, thì phần tiếp theo sẽ gợi ý đến bạn.

  1. Gim lượng tiêu th tht bò và sa bò

Ngành sản xuất nông nghiệp được đánh giá là ngành có mức tiêu thụ năng lượng rất lớn, với lượng khí thải phát ra cực kì cao. Trong đó, ngành sản xuất thịt bò và sữa bò gây ra carbon footprint lớn nhất.

Cụ thể, để sản xuất 1kg thịt bò sẽ phát thải ra môi trường lượng khí CO2 tương đương với lượng khí thải mà chiếc xe oto thải ra khi chạy quãng đường 27km.

Lượng khí thải phát ra khi sản xuất các loại thịt đỏ sẽ cao hơn so với thịt gia cầm.

Cho nên, để giảm lượng khí thải, bạn có thể thay đổi sở thích ăn uống từ các chế phẩm động vật sang thực vật.

  • La chn s dng phương tin giao thông công cng

Khi bạn lựa chọn sử dụng các loại phương tiện công cộng, chính ta chúng ta cùng chung tay giảm lượng khí thải ra môi trường. Thay vì mỗi người sử dụng một phương tiện giao thông thì thành nhiều người cùng sử dụng một phương tiện giao thông. Từ đó, lượng khí thải cũng giảm đi.

  • Trng cây

Từ nhỏ chúng ta đã được học về lợi ích của cây xanh đối với môi trường. Mỗi cây xanh sẽ hấp thụ gần 24kg khí CO2 mỗi năm. Cho nên, cho dù bạn đang sinh sống tại bất kỳ nơi đâu thì trồng cây xanh cũng mang lại lợi ích to lớn cho môi trường cũng như sức khoẻ của chính bạn.

  • Hn chế vic s dng nhiên liu hoá thch.

Lượng khí thải từ việc sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch như than, dầu mỏ, khí gas,… ra môi trường là vô cùng lớn. Cho nên, hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch vừa giúp bảo vệ trái đất. Thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng các dạng năng lượng sạch và bền vững như gió, mặt trời,…

  • Thc hin gii pháp 5R không lãng phí

Refuse – Từ chối: Không sử dụng những sản phẩm nhựa sử dụng một lần như túi nilong, ly nhựa, chén nhựa,… thay vào đó là những sản phẩm bằng giấy hoặc tái chế.

Reduce – Giảm tiêu dùng: Chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết cho cuộc sống.

Reuse – Tái sử dụng: Cố gắng sử dụng các sản phẩm còn tốt hoặc còn sửa chữa được.

Recycle – Tái chế: Tái sử dụng các sản phẩm từ nhựa để giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường

Rot: Có thể làm phân trộn từ các loại thức ăn hoặc đưa đến những địa chỉ thu mua thức ăn thừa.

  • Tiết kim đin

Tiết kiệm điện đơn giản là tắt các thiết bị mà bạn không sử dụng. Theo ước tính, mức tiêu hao của các loại thiết bị điện trong tình trạng chờ lên đến 800.000 tấn CO2 mỗi năm. Cho nên, hãy tắt hoàn toàn hoặc rút phích cắm điện các sản phẩm mà bạn không sử dụng đến.

  • Hn chế s dng fast fashion – Thi trang nhanh

Thời trang nhanh được hiểu là những loại thời trang thay đổi theo xu hướng. Và bởi vì xu hướng thay đổi liên tục nên quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên để đáp ứng nhu cầu. Từ đó làm tăng lượng khí thải ra môi trường.

Việc sử dụng các loại thuốc nhuộm vải cũng gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và không khí. Cho nên, hãy giảm thiểu tối đa việc sử dụng thời trang nhanh để bảo vệ môi trường.

Trên đây là bài viết nói về footprint là gì? Hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về footprint. Từ đó giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của lối sống lành mạnh, giúp bảo vệ môi trường, con người.

Khoa học là gì? Những đặc điểm chính về khoa học

Khoa học là một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển của đời sống, xã hội của con người. Khoa học phát triển mang đến những trải nghiệm mới tốt hơn, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những kiến thức về khoa hc là gì cũng như những đặc điểm của khoa học. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức liên quan đến khoa học.

Khoa hc là gì?

Khoa học là một thuật ngữ nhằm nói đến quá trình nghiên cứu của con người với mục đích khám phá những kiến thức mới, quy luật mới hay học thuyết mới,… liên quan đến sự vật, sự việc xoay quanh đời sống con người. Những kiến thức mới, quy luật mới hay học thuyết mới này có ý nghĩa, đặc điểm tốt hơn những kiến thức, quy luật, học thuyết cũ nên dần thay thế chúng trong đời sống, xã hội.

Chung quy lại, khoa học là hệ thống những tri thức về sự tồn tại, quy luật phát triển của sự vật, sự việc, hiện tượng và tư duy. Hệ thống tri thức này được hình thành và phát triển song song với sự hình thành và phát triển của con người. Và không ngừng đổi mới trong tương lai.

Đặc đim ca khoa hc

Khoa học là hệ thống tri thức được hình thành trong lịch sử và được con người khám phá, xây dựng và phát triển trên cơ sở thực tiễn của xã hội. Hệ thống tri thức này được chia thành 2 loại:

H thng tri thc kinh nghim: Là những kiến thức được hình thành trong quá trình sống của con người với con người và con người với thiên nhiên. Đây là những kiến thức về sự vật, sự việc được hình thành và phát triển như thế nào. Qua đó, con người nắm được cách vận hành của thiên nhiên để có thể dựa vào thiên nhiên mà chung sống. Cũng như cách sống giữa con người với nhau. Tri thức kinh nghiệm được con người tích luỹ và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chỉ là những kiến thức nổi chứ không đi sâu vào bản chất, không chứa đựng những kiến thức về thuộc tính của sự vật cũng như mối quan hệ bên trong của con người. Và đây chính là tiền đề cho tri thức khoa học.

H thng tri thc khoa hc: Là những kiến thức được tích luỹ thông qua quá trình nghiên cứu khoa học của con người. Có mục đích ban đầu cũng như được thực hiện bằng các phương pháp khoa học cụ thể. Tri thức khoa học là kết quả của quá trình quan sát thông qua các thí nghiệm hoặc các sự kiện được diễn ra ngẫu nhiên trong tự nhiên, xã hội.

Phân loi khoa hc

Sau khi đã tìm hiểu khoa hc là gì? Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm khoa học được phân loại như thế nào? Cụ thể:

  1. Khoa hc cơ bn

Với sự ham hiểu biết, tìm tòi khám phá của con người mà xây dựng nên hệ thống các kiến thức về các quan hệ, thuộc tính, quy luật khách quan của xã hội, tự nhiên. Đây chính là khoa học cơ bản.

Trước thế kỷ 19, khoa học cơ bản chỉ những nghiên cứu về khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, về sau, khi xã hội ngày càng phát triển, con người đã xem xét đưa những nghiên cứu cụ thể về khoa học xã hội và khoa học hình thức (toán học) cũng thuộc khoa học cơ bản.

Đặc điểm chính của nhóm khoa học cơ bản chính là kết quả phải được đúc rút dựa trên sự quan sát, tìm hiểu và thử nghiệm sự vật, sự việc nhằm mục đích kiểm nghiệm tính đúng đắn. Quá trình nghiên cứu phải được thực hiện trong thời gian dài và nhiều lần. Bởi những địa điểm khác nhau sẽ có những điều kiện nghiên cứu khác nhau.

  • Khoa hc ng dng

Hay còn gọi là khoa học thực hành, là khoa học mang những kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào đời sống, xã hội. Khoa học ứng dụng sẽ tổng hợp những kiến thức có được từ khoa học cơ bản để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời cải tiến công nghệ và phát triển đời sống xã hội nói chung.

Ý nghĩa ca khoa hc

Khoa học đánh dấu sự phát triển của các lĩnh vực so với các thời kỳ trước đó. Con người tiếp cận với khoa học mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Những thành công từ các nghiên cứu khoa học luôn gắn liền với thực tiễn, từ đó đưa ra những giải pháp, hướng đi phù hợp.

Khoa học cơ bản đã giúp hình thành nên hệ thống công nghệ hiện đại như hiện nay. Nếu không có sự xuất hiện của khoa học, sự phát triển của xã hội loài người không thể nhanh như cách chúng ta đã thấy. Có thể nói, khoa học phát triển mang đến sự phát triển vượt bậc cho tất cả các ngành nghề khác.

Tuy nhiên, để có được sự phát triển khoa học như hiện nay là cả quá trình nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn trong một thời gian dài của đội ngũ khoa học trên thế giới.

Tóm lại, khoa học ra đời mang đến một cuộc sống hiện đại cho con người. Giúp tạo ra của cải, vật chất cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn những kiến thức liên quan đến khoa hc là gì? Hy vọng đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho công việc và cuộc sống của mình.

Thông tin là gì? Đặc điểm các dạng thông tin cơ bản trong doanh nghiệp

Thông tin là gì? Đặc đim các dng thông tin cơ bn trong doanh nghip

Chúng ta vẫn thường được tiếp xúc với nhiều loại thông tin trong cuộc sống. Tuy nhiên, thông tin là gì thì không hẳn ai cũng nắm được khái niệm. Cùng tìm hiểu về thông tin cũng như đặc điểm các dạng thông tin cơ bản trong doanh nghiệp với bài viết dưới đây.

Thông tin là gì?

Thông tin là một khái niệm trừu tượng, thường được mô tả là những dữ liệu, dữ kiện, sự thật của sự vật, sự việc được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh. Nhằm cung cấp kiến thức cho người tiếp nhận.

Thông tin có được có thể từ giao tiếp, học tập, điều tra hoặc tin tức. Có nhiều loại thông tin khác nhau như thông tin tình báo, thông điệp, dữ liệu, tín hiệu hoặc sự thật.

Các dng thông tin cơ bn trong doanh nghip

Sau khi đã tìm hiểu thông tin là gì? Chúng ta cùng đi tìm các dạng thông tin cơ bản trong doanh nghiệp ở phần tiếp theo. Doanh nghiệp có 3 dạng thông tin cơ bản là:

  1. Thông tin chiến lược

Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay ngày càng khốc liệt, khi có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Và để công ty có thể phát triển một cách bền vững, doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược hoạt động phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn. Thông tin chiến lược sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, mục tiêu và phương hướng hoạt động trong thời gian dài, tổng quát.

Ví dụ:

– Có nên mở thêm chi nhánh mới?

– Sản phẩm mới có nên đưa ra thị trường vào thời điểm này?

– Bộ máy cấu trúc của công ty đã ổn chưa? Có cần tái cấu trúc bộ máy hoạt động hay không?

  • Thông tin chiến thut

Để thành công trong sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp cần đầu tư các chiến thuật hoạt động hợp lý. Những chiến thuật này giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất với công sức, chi phí thấp nhất.

  • Thông tin hot động

Thông tin hoạt động sẽ giúp quản lý nắm bắt được quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để từ đó đưa ra những quyết định chính xác đưa doanh nghiệp hoạt động tốt nhất.

Ví dụ:

– Có cần thêm nhân viên cho hoạt động sản xuất hay không?

– Nên nâng cao năng suất làm việc của nhân viên bằng cách nào?

– Bộ phận chăm sóc khách hàng cần cải thiện những gì để đáp ứng nhu cầu của khách?

Vai trò ca thông tin trong quá trình qun lý

Trong hoạt động quản lý của mỗi doanh nghiệp, thông tin đóng một vai trò quan trọng, cụ thể:

  1. Góp phn giúp doanh nghip đưa ra nhng quyết định chính xác

Nếu bạn cho rằng quản lý đưa ra những quyết định rất dễ dàng và nhanh chóng thì đây là điều chưa đúng. Bởi vì để có thể đưa ra được những quyết định chính xác, quản lý cần có đủ các thông tin liên quan nhằm đảm bảo không xảy ra sai sót, bất hợp lý.

Thông tin sẽ giúp quản lý có đủ nhận thức đúng đắn với các vấn đề xảy ra. Nhìn rõ được những cơ hội, thách thức, rủi ro trong kinh doanh, cũng như là tiền đề để đưa ra các quyết định hợp lý. Thông tin còn giúp quản lý lựa chọn được phương án tối ưu nhất.

  • Thông tin có vài trò trong vic t chc, điu hành, kim soát doanh nghip

Nhằm điều hành doanh nghiệp đi đúng hướng, hoạt động hiệu quả thì thông tin có vai trò rất quan trọng. Là cơ sở giúp quản lý nhận thức được các vấn đề. Thông tin giúp cung cấp đầy đủ dữ liệu cho hoạt động quản lý. Thông tin còn hỗ trợ hiệu quả trong việc xây dựng các phương án, giúp giải quyết các vấn đề nhanh chóng. Cuối cùng, thông tin giúp sửa chữa những sai sót phát sinh trong quá trình điều hành, kiểm soát.

  • Thông tin có vai trò trong vic phòng nga nhng ri ro.

Một doanh nghiệp luôn tiềm ẩn những rủi ro mà nếu không có sự phòng ngừa rất dễ dẫn đến những hậu quả khó lường, ví dụ như phá sản. Với phương diện này, thông tin giữ vai trò cực kì quan trọng.

Là cơ sở để phân tích những rủi ro có thể xảy ra. Thông tin cung cấp dữ liệu để dự báo rủi ro trong tương lai. Cũng như thông tin giúp quản lý đưa ra những kế sách, phương án để đối mặt nếu rủi ro xảy ra.

Như bài viết đã chia sẻ, bạn cũng nắm được rằng thông tin có vai trò quan trọng trong cuộc sống, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ vào thông tin mà chúng ta có thêm nhiều kiến thức, cơ sở dữ liệu để giúp hoạt động quản lý doanh nghiệp được hiệu quả. Hy vọng bài viết về thông tin là gì đã cung cấp những kiến thức bổ ích đến bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để có thêm nhiều thông tin mới.

Kim ngạch là gì? Ý nghĩa của kim ngạch xuất nhập khẩu với mỗi quốc gia

Chúng ta thường được nghe nhiều về kim ngạch, kim ngạch xuất khẩu. Nhưng liệu có bao nhiêu người hiểu được nghĩa của kim ngch là gì? Kim ngạch xuất khẩu là gì? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây cũng như ý nghĩa của kim ngạch xuất nhập khẩu với mỗi quốc gia.

Kim ngch là gì?

Kim ngạch là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo đó, kim ngạch được chia thành 2 lĩnh vực chủ yếu là kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu được hiểu là tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Tổng giá trị hàng hoá này sẽ được quy đổi và đồng bộ về một loại tiền tệ nhất định mà doanh nghiệp hay quốc gia đó đang sử dụng.

Tương tự, kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Đây chính là chi phí dành cho việc nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp hay quốc gia đó.

Chúng ta thường dựa vào kim ngạch xuất khẩu của một doanh nghiệp, quốc gia để đánh giá tình hình nền kinh tế tài chính khoảng thời gian đó. Nếu kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị lớn chứng tỏ tình hình tài chính khả quan. Nhưng ngược lại, khi kim ngạch xuất khẩu thấp khiến lượng ngoại tệ thu vào ít đi, chứng tỏ nền kinh tế tài chính đang chậm phát triển.

Cũng chính vì thế mà mỗi doanh nghiệp, quốc gia luôn cố gắng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu. Bởi vì đây là chỉ số đánh giá năng lực kinh tế của doanh nghiệp, quốc gia đó.

Cách tính kim ngch xut khu

Sau khi đã tìm hiểu kim ngch là gì? Kim ngạch xuất, nhập khẩu là gì? Tiếp theo, chúng ta đi tìm công thức tính kim ngạch xuất nhập khẩu:

Kim ngch xut nhp khu = (Giá tr xut khu : Giá tr nhp khu) x 100%

Đơn vị: %

Ý nghĩa ca kim ngch xut nhp khu vi mi quc gia

Không phải hiển nhiên mà chúng ta vẫn thường được nghe chỉ số về kim ngạch xuất nhập khẩu trong các báo cáo tình hình kinh tế tài chính mỗi quốc gia. Kim ngạch xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sự cân bằng tài chính cũng như quá trình thông thương hàng hoá quốc tế.

– Kim ngạch xuất nhập khẩu đảm bảo cho sự phát triển tài chính kinh tế của một quốc gia.

– Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu càng lớn càng cho thấy vị thế, khả năng cung cứng sản phẩm, hàng hoá vững mạnh của quốc gia đó.

– Giúp cho người tiêu dùng không phải chịu các khoản phí, thuế hay lệ phí bất hợp pháp.

– Đây là chỉ số giúp quốc gia chứng minh khả năng kinh tế của mình trên trường quốc tế. Từ đó thu hút các nguồn đầu tư khủng, mang lại lợi nhuận cho quốc gia.

Thc trng kim ngch xut nhp khu ca Vit Nam trong nhng năm gn đây

Khi quan tâm đến kim ngạch xuất nhập khẩu, chắc hẳn bạn muốn biết thực trạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt, sau khi toàn cầu phải đối mặt với tình hình dịch bệnh Covid khiến tình hình kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái.

Việt Nam cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng chung của thế giới. Vì để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh nên Việt Nam quyết định đóng biên với các nước, đặc biệt là Trung Quốc, đây là thị trường lớn của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản. Tuy nhiên, với quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh nhưng không trì hoãn kinh tế, Nhà nước đã có những chỉ thị đóng, mở cửa biên hợp lý nên hoạt động xuất nhập khẩu vẫn khá ổn định và dần lấy lại hào quang sau khủng hoảng. Với những con số ấn tượng được công bố bởi Tổng cục Thống kê như sau:

– Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đã tăng 9,5% so với cùng kì năm 2021 với giá trị đạt 732,5 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4% so với năm trước.

– 94% kim ngạch xuất khẩu thuộc về 36 mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta, đạt trên 1 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kì là thị trường xuất khẩu có giá trị lớn nhất với tổng giá trị lên đến 109,1 tỷ USD.

– 93,3% kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ với 46 mặt hàng. Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất với giá trị đạt 9,3 tỷ USD.

– Dịch vụ vận tải, du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng 45,2% ( tương đương 2,9 tỷ USD) và kim ngạch nhập khẩu dịch vụ tăng 26,3% (tương đương 25,5 tỷ USD.

Cách để gia tăng kim ngch xut nhp khu

Để gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, các nhà kinh tế học đã đưa ra một số phương án mà các nước có thể áp dụng như:

– Thể chế chính trị các nước nên có sự đổi mối, đồng bộ nhằm phù hợp với tình hình phát triển chung của thế giới. Ngoài ra, nên giảm thiểu những bất cập cũng như đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá.

– Nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế nhằm phát triển hàng hoá xuất khẩu. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu nên được chú trọng về chất lượng, nhằm tạo sự khác biệt.

– Sản xuất nông nghiệp nên được cải cách sang hướng hiện đại hoá nhằm nâng cao cả chất lượng lẫn số lượng.

– Phát triển hệ thống giao thông vận tải để đẩy nhanh thời gian giao hàng cũng như hạn chế những hỏng hóc trong quá trình vận chuyển.

– Chú trọng vào các nhóm thị trường tiềm năng trong khu vực. Đặc biệt là nhóm hàng thô hoặc chưa qua chế biến.

Trên đây là những thông tin liên quan đến kim ngch là gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức bổ ích về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Từ đó nắm được các vấn đề chính giúp phát triển trong công việc của mình.