Tìm kiếm việc làm mà không có nhiều kinh nghiệm có thể gây nản lòng, nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ở ứng viên kinh nghiệm, nhưng làm thế nào mà bạn có kinh nghiệm khi mà trước đó chưa từng làm việc ở đâu?
Cho dù bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp hay người mới tìm việc làm lần đầu trên thị trường việc làm Hà Nội, dưới đây là những lời khuyên giúp bạn khắc phục sự thiếu kinh nghiệm khi tìm kiếm việc làm.
- Tìm hiểu lý do tại sao bạn thích hợp với công việc
Khi quyết định nộp đơn, bạn chắc hẳn có lý do để tin rằng mình có thể làm được công việc đang tuyển dụng. Vì vậy, hãy dành thời gian suy nghĩ về lý do tại sao bạn chọn công ty đó.
Đây là vấn đề lớn nếu bạn không thích hợp về kinh nghiệm , những kỹ năng và giá trị bạn mang có thể mang lại cho công việc, hoặc liên quan đến những kiến thức chuyên môn, bằng cấp mà bạn sỡ hữu.
- Đừng lo lắng về việc bạn phải đáp ứng đủ hết các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra
Người tìm việc làm không cần phải có đầy đủ tất cả các yêu cầu được liệt kê trong bản mô tả công việc mà vẫn có thể được tuyển dụng. Bằng cấp là điều cần thiết, tuy nhiên bạn không nên ứng tuyển cho một công việc đòi hỏi 10 năm kinh nghiệm nếu bạn mới chỉ từng trải qua một công việc trong một năm. Nhưng nếu công việc yêu cầu ở người tìm việc làm có 5 năm kinh nghiệm và bạn đã có 2 năm, bạn có thể chỉ ra những thành tựu mình đã đạt được trong hai năm đó và tự tin nộp hồ sơ.
3. Viết một thư xin việc ấn tượng
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thì viết một thư xin việc thuyết phục nhà tuyển dụng có thể cho bạn cơ hội được phỏng vấn. Nhưng bức thư cần phải thực sự xuất sắc, điều đó có nghĩa là nó không chỉ là sự lặp lại nội dung trong bản lý lịch hoặc chứa đựng nội dung đã trình bày trong phần chung. Cần giải thích lý do tại sao bạn nổi bật hơn những người khác và tại sao bạn thực sự mong muốn thử sức với công việc đó.
4. Tập trung vào các kỹ năng mềm
Kinh nghiệm làm việc không phải là điều mà một người mới tìm việc làm có thể có được chỉ sau một đêm. Nhưng những gì bạn có là các kỹ năng mềm mà bạn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, quản lý thời gian, sự thân thiện, chuyên nghiệp, phản ứng nhanh và năng động. Những điểm mạnh này có thể bổ sung cho sự thiếu kinh nghiệm của bạn.
5. Hãy xem xét về những kinh nghiệm bạn có thể làm nổi bật
Có thể bạn không có nhiều năm kinh nghiệm làm việc nhưng hãy suy nghĩ xem bản thân mình có những thế mạnh nào khác có thể chứng minh rằng bạn có những kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn?
Chẳng hạn việc quản lý một blog công nghệ do chính bạn sáng tạo thể hiện bạn có khả năng viết và khả năng về công nghệ. Kinh nghiệm không phải chỉ đến từ các công việc đúng lĩnh vực bạn mong muốn làm việc, những thứ khác bạn sở hữu trong cuộc sống cũng có thể là những kỹ năng hữu ích.
6. Trong cuộc phỏng vấn, hãy tự tin nhưng đừng tự cao
Đây là một trong những khó khăn, một mặt, nếu bạn không tự tin rằng bạn có thể làm được công việc đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ không tin tưởng ở bạn. Nhưng mặt khác, bạn không nên quá tự cao về mức độ kinh nghiệm của bản thân và những gì cần để làm tốt công việc. Bạn cần khiêm tốn và biết cách cân bằng giữa sự tự tin với hiểu biết thực tế, điểm mạnh, khiếm khuyết của bản thân mình.
7. Tìm cách để cải thiện và có được kinh nghiệm bạn đang thiếu
Ai cũng mong muốn có được một công việc toàn thời gian, nhưng nếu bạn không nhận được một lời mời làm việc nào, hãy tìm cách để có thêm kinh nghiệm viết vào hồ sơ của bạn. Thực tập bán thời gian, tình nguyện hoặc thậm chí tham gia vào các dự án có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm.
8. Hãy thực tế
Mặc dù tất cả các mẹo ở trên có thể giúp người tìm việc làm tăng cơ hội nhận được phỏng vấn ngay cả khi họ không có nhiều kinh nghiệm, nhưng điều quan trọng là phải linh hoạt với loại công việc mà bạn ứng tuyển.
Trên thị trường tuyển dụng, các nhà tuyển dụng sẽ tìm được rất nhiều những ứng viên có năng lực tốt và cơ hội dành cho những người không có đủ khả năng cạnh tranh sẽ rất nhỏ.
Bạn sẽ thành công nếu có mục tiêu rõ ràng và thực sự có thể chứng minh được với nhà tuyển dụng mình có thể đảm nhận được công việc. Đó không chỉ là việc bạn nghĩ rằng “Tôi có thể làm được” mà còn là khả năng bạn có thể chứng minh và thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là người phù hợp. Hãy thử đặt mình vào vị trí của người tuyển dụng và suy nghĩ xem điều gì sẽ khiến họ muốn thuê thuê bạn làm việc? Đó là những gì cần bạn cần thể hiện trong thư xin việc, sơ yếu lý lịch và trong cuộc phỏng vấn của bạn.
Hoài Khôn