Lập danh sách những người giúp bạn tìm việc làm

Khi tìm việc làm, nhờ ai và bằng cách nào để làm người tham khảo rất là quan trọng. Bạn cần phải chắc chắn rằng người này sẽ sẵn lòng và có thể làm người tham khảo tích cực cho bạn. Điều này quan trọng vì người tham khảo có thể tạo nên sự khác biệt cho quá trình tìm việc làm của bạn thành công hay không.

Thêm nữa, bạn không nên cung cấp tên người tham khảo nếu chưa được họ cho phép. Người tham khảo việc làm Hà Nội của bạn cần phải biết trước khi nào họ sẽ được liên lạc để thảo luận về bạn.

         Khi nào cần có người tham khảo

Trước đây, mỗi ứng viên khi tìm việc làm đều phải cung cấp một danh sách người tham khảo, có thể đính kèm với đơn xin việc và CV hoặc trong buổi phỏng vấn. Một vài môi trường việc làm Hà Nội truyền thống như giáo dục, luật,… vẫn yêu cầu bạn nộp danh sách người tham khảo trong bộ hồ sơ xin việc.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều như thế nữa. Theo xu hướng ngày nay, nhà tuyển dụng không còn yêu cầu danh sách người tham khảo (ít nhất là với ứng viên lần đầu tìm việc) – thông thường là vì chính công ty họ có chính sách không làm người tham khảo cho chính nhân viên của mình. Điều này xảy ra do một số tình huống những ứng viên không hài lòng với công việc cũ đã xin việc mới thất bại và quay sang kiện công ty cũ do đã làm người tham khảo tiêu cực, khiến họ không tìm việc mới thành công.

         Cách nhờ làm người tham khảo

Nếu bạn được yêu cầu nộp danh sách người tham khảo, thì bạn có thể nhờ người tham khảo bằng cách gọi điện hoặc gửi thư điện tử. Sử dụng thư điện tử có thể là cách tốt, vì nếu đối phương không muốn nhận lời bạn, từ chối qua thư điện tử sẽ dễ dàng cho họ hơn là nói chuyện trực tiếp với bạn.

Khi nhờ làm người tham khảo việc làm Hà Nội, đừng chỉ nói “Anh/ chị làm người tham khảo cho em được không?” hay “Anh/ chị viết thư tham khảo cho em được không?”. Thay vào đó, hãy hỏi “Anh/ chị có nghĩ là mình biết đủ rõ về công việc của em để làm người tham khảo giúp em không?” hoặc “Anh/ chị có cảm thấy thoải mái khi làm người tham khảo giúp em không?” hoặc “Anh/ chị có nghĩ mình có thể làm người tham khảo tích cực giúp em không?”. Bằng cách này, người tham khảo của bạn sẽ hiểu rõ liệu họ có thể đưa ra những lời tham khảo tích cực giúp bạn, hoặc liệu họ có đủ thời gian để viết thư tham khảo hoặc trả lời điện thoại từ nhà tuyển dụng không.

Khi người bạn nhờ đồng ý một cách tích cực, hãy gửi họ bản sao cập nhật mới nhất CV của bạn, cùng với thông tin về kĩ năng và kinh nghiệm bạn có. Đồng thời, hãy dành thời gian giữ liên lạc với họ và cập nhật cho họ tình hình tìm việc làm của bạn.

         Nên nhờ bao nhiêu người tham khảo

Trung bình, nhà tuyển dụng cần danh sách 3 người tham khảo, nên hãy có ít nhất 3 hoặc 4 người tham khảo sẵn sàng giúp bạn. Bạn cần cung cấp dư đề phòng trường hợp nhà tuyển dụng không liên lạc được với ai đó trong danh sách.

         Lập danh sách người tham khảo

Một khi đã có những người tham khảo, hãy lập danh sách với họ tên, chức danh và thông tin liên lạc của từng người tham khảo. Hãy in danh sách ra để mang vào vòng phỏng vấn và gởi đến nhà tuyển dụng nào đặc biệt yêu cầu bạn nộp kèm hồ sơ xin việc.

Đừng gởi khi không được nhà tuyển dụng yêu cầu vì có thể sẽ phản tác dụng và khiến bạn đánh mất cơ hội tìm việc làm.

Cách Để Tìm Việc Làm khi Bạn Không Có Kinh Nghiệm Liên Quan

Bạn không có kinh nghiệm liên quan trong lĩnh vực mình muốn làm việc. Vậy làm thế nào để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng?

Những trải nghiệm và công việc trong quá khứ có thể liên quan và phục vụ cho công việc đang tìm kiếm nhiều hơn bạn nghĩ. Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây

Tìm ra những kinh nghiệm có liên quan mà bạn không nhận ra là mình có chúng

Đầu tiên, hãy tìm ra bất kỳ kinh nghiệm nào bạn có có thể sử dụng cho công việc mình đang ứng tuyển trên thị trường việc làm Hà Nội.

Hãy suy nghĩ về những gì bạn đã từng làm trong quá khứ hoặc những kinh nghiệm từ công việc hiện tại của bạn và tập trung vào chúng.

Tự tạo kinh nghiệm từ trải nghiệm của riêng bạn

Nếu bạn không có kinh nghiệm chính thức từ việc đi làm thuê cho một ai đó thì có thể nêu ra những công việc mà bạn tự thực hiện.

Ví dụ, nếu bạn muốn có được vị trí chuyên viên thiết kế vi tính, bạn cần phải đưa ra ví dụ về công việc có liên quan của mình như là bạn đã từng thiết kế một trang web, viết và thiết kế cho một blog cá nhân…

Những công việc bạn tự làm bằng niềm yêu thích của mình không chỉ mang lại cho bạn trải nghiệm thực sự mà còn chứng minh cho nhà tuyển dụng khả năng và đam mê của bạn với công việc.

Bất cứ người tìm việc làm nào cũng có thể dễ dàng nâng cao giá trị bản thân bằng cách luyện tập và tự tạo kinh nghiệm cho mình mà không cần sự cho phép của bất kỳ ai và không nhất thiết cần phải được tuyển dụng mới làm được điều đó.

Chấp nhận thực tập không lương

Hãy tìm kiếm các công ty bạn muốn làm việc trên thị trường việc làm Hà Nội và tìm cách để trở thành thực tập sinh ngay cả khi họ chưa có nhu cầu tuyển dụng.

Bạn có thể chấp nhận làm việc không lương trong 3-6 tháng và sau đó hãy tận dụng cơ hội nếu công ty cần bạn làm việc cho một vị trí chính thức nào đó trong công ty.

Nếu bạn không đủ khả năng tài chính làm việc không lương trong khoảng thời gian đó, hãy có kế hoạch tiết kiệm đủ tiền cho đến khi bạn có thể quyết định như vậy hoặc đề nghị làm việc trong một thời gian ngắn hơn và tìm một công việc làm thêm xem kẽ để kiếm chi phí trang trải.

Đây có thể là một con đường khó khăn và khiến bạn mệt mỏi, nhưng đó chỉ là tạm thời. Nếu thời gian thực tập bạn cố gắng chứng minh năng lực làm việc tốt và có giá trị với công ty, họ sẽ tìm cách giữ bạn lại.

Hãy tạo ấn tượng tốt đẹp trong cuộc phỏng vấn trực tiếp

Cuối cùng, hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể để có được một cuộc phỏng vấn trực tiếp tốt đẹp.

Hãy xem buổi phỏng vấn giống như một cuộc hẹn hò đầu tiên, hãy trở thành một ứng viên thu hút, ấn tượng, đầy tiềm năng. Hãy luôn mỉm cười và lịch sự, chuyên nghiệp.

Nếu người phỏng vấn ấn tượng với bạn và cảm thấy bạn là một người chủ động, có tinh thần học hỏi, làm việc chăm chỉ thì những điều này có thể bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm.

Người phỏng vấn đưa ra quyết định tuyển dụng dựa trên cảm nhận của họ, tính cách của ứng viên và gần như bỏ qua những gì trên giấy tờ. Nếu bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì việc có được cơ hội vào làm việc tại công ty rất cao.

Cách Để Tìm Một Việc Làm Tại Hà Nội Khi Bạn Không Có Chút Kinh Nghiệm Nào

CMột trong những điều gây khó khăn cho người tìm việc làm có thể thấy nhất là khi họ nghĩ rằng mình không có đủ kinh nghiệm cho một vị trí nào đó đang tuyển dụng. Có một số điều bạn có thể làm để giúp mình thoát khỏi tình trạng này và tự tin trên hành trình tìm việc làm trên thị trường việc làm Hà Nội. Dưới đây là một số lời khuyên bạn có thể tham khảo.

1. Tự thuyết phục bản thân trước hết 

Hãy bắt đầu với chính bản thân mình. Nếu bạn không tin rằng bạn xứng đáng với công việc đó thì bạn sẽ không có hy vọng thuyết phục được bất cứ ai khác. Hãy tìm hiểu xem tại sao bạn lại suy nghĩ tiêu cực về mình như thế? Hãy phấn chấn lên, có nhiều động lực thúc đẩy bạn hơn là một mức lương tốt.

• Ghi lại những gì bạn quan tâm trong khi khám phá niềm đam mê và nhiệt huyết của bạn.

• Liên kết các kỹ năng và khả năng của bạn với mô tả công việc.

• Lưu ý những khả năng mà bạn có thể mang lại cho công ty với vai trò của mình.

Một khi đã làm những điều này, bạn nên tin rằng ít nhất là mình xứng đáng có cơ hội nhận được một cuộc phỏng vấn. Nếu bạn không thành công trong việc thuyết phục bản thân rằng bạn đã sẵn sàng cho công việc nhưng bạn nhận thức được rằng mình rất muốn công việc đó thì hãy bắt đầu cải thiện tốt hơn nữa những kỹ năng có thể giúp bạn trở nên tự tin hơn.

2. Tập trung vào điểm mạnh bản thân

Nếu bạn bị hạn chế về mặt kinh nghiệm hoặc không có chúng thì hãy tập trung làm nổi bật phần kỹ năng. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy được những khả năng và sự phù hợp của bạn với vị trí đang tuyển dụng mà không nhất thiết phải liệt kê chi tiết những kinh nghiệm liên quan mà bạn phải có.

Mọi người đều có điểm mạnh của bản thân mình nhưng đôi khi những gì chúng ta đã làm trong quá khứ có liên quan đến vai trò mới không được thể hiện một cách rõ ràng. Có thể những kinh nghiệm trong một số lĩnh vực bạn từng trải qua trên thị trường việc làm Hà Nội sẽ phù hợp và có liên quan đến vị trí mà bạn hiện đang ứng tuyển. Bạn hãy tập trung vào những điểm mạnh mà mình có. Bạn bè của bạn có đánh giá bạn là một người biết lắng nghe hay có khả năng giải quyết vấn đề tốt không? Đây cũng là những kỹ năng hữu ích mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn ở ứng viên.

3. Tiếp cận công việc

Những người mới bắt đầu tìm việc làm trên thị trường việc làm Hà Nội hay có mong muốn chuyển đổi lĩnh vực làm việc sang nghề nghiệp mà họ không lựa chọn ngay từ đầu vẫn có những cách khác nhau để nhận được công việc dù họ không có kinh nghiệm như là dựa vào các mối quan hệ quen biết. Bạn cũng có thể tham gia các khóa học chuyên ngành và các lớp kỹ năng liên quan đến công việc để bổ sung vào hồ sơ của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt đầu công việc trong một vai trò liên quan mà bạn có thể có nhiều kinh nghiệm hơn trong một thời gian và cố gắng để được chuyển sang vai trò mà bạn mong muốn trong cùng một công ty. Một số công ty thậm chí còn sẵn sàng bỏ ra chi phí đào tạo cho bạn để thực hiện công việc.

4. Thực tập hay chấp nhận làm việc không lương trong một thời gian ngắn

Những người tìm việc cần nỗ lực để tìm được công việc và học hỏi kinh nghiệm làm việc càng sớm càng tốt. Việc sẵn sàng thực tập hoặc chấp nhận làm việc không lương trong một thời gian dài có thể gây thất vọng và không mang lại hiệu quả thực tế đối với một số người. Thay vì cam kết thực tập sáu hoặc chín tháng, hãy cân nhắc cách thức tiếp cận các nhà tuyển dụng để chứng minh năng lực làm việc của bạn trong một thời gian ngắn. Khi một tổ chức thiếu hụt nhân viên thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó, họ có thể yêu cầu bạn thực hiện thay vì thuê một nhân viên tạm thời và phải bỏ ra chi phí. Hãy tận dụng và cố gắng hết sức khi thực hiện những nhiệm vụ được giao phó này, chúng là cơ hội để thể hiện khả năng của bạn.

5. Mở rộng mạng lưới các mối quan hệ

Đây là một cách thường bị bỏ qua khi tìm việc làm. Nếu bạn đang cố gắng bước vào một lĩnh vực nghề nghiệp mới trên thị trường việc làm Hà Nội, đừng bỏ qua các sự kiện nơi bạn có thể gặp gỡ và nói chuyện với những người nổi tiếng và tài giỏi trong ngành. Đi cùng với mục tiêu đó đơn giản là việc làm quen và trò chuyện với những người bạn mới để xây dựng mối quan hệ. Tính cách và niềm đam mê của bạn với lĩnh vực công việc mà bạn đang tìm kiếm là công cụ tuyệt vời nhất khi kết nối với những người có cùng chí hướng. Chẳng hạn nếu bạn tạo được ấn tượng với một chuyên gia trong ngành, bạn có thể sẽ nhận được sự giúp đỡ.

Cố gắng để tìm được công việc đầu tiên khi bạn rời khỏi trường học hoặc khi muốn thay đổi nghề nghiệp có thể là điều khó khăn. Nó đòi hỏi bạn phải đào sâu để tự tin vào chính mình và tìm việc làm có thể mất một thời gian. Đừng bỏ cuộc, bạn càng chủ động trong việc cải thiện chính bản thân, nhà tuyển dụng càng coi trọng bạn.

Thêm Nhiều Việc Làm Mới Ở Hà Nội

Trong nhiều năm qua, ngày càng có nhiều lao động làm việc ở các khu vực ngoài thủ đô đang đổ xô đi tìm việc làm Hà Nội – trong các văn phòng, cửa hàng bên trong trung tâm thành phố. Khi xu hướng này gia tăng, các nhà tuyển dụng việc làm Hà Nội cũng đang theo dõi các ứng viên tiềm năng của mình.

Những năm gần đây, số người tìm việc làm ở các trung tâm thành phố đã tăng lên và việc làm ở các khu vực ngoại ô xung quanh đã bị thu hẹp, đó là một sự thay đổi đáng kinh ngạc so với những năm trước, theo một báo cáo được công bố hôm thứ ba bởi Đài quan sát thành phố. Những thay đổi có vẻ nhỏ, nhưng chúng thể hiện một sự thay đổi quan trọng trong lực lượng lao động tại thị trường việc làm Hà Nội. Gần đây nhất là năm 2007, việc làm bên ngoài trung tâm thành phố đã tăng nhanh hơn nhiều so với các khu vực lân cận.

Tăng trưởng việc làm đô thị đang tăng nhanh hơn so với trước đây. Chúng tôi chú ý đến số lượng công việc đạt được hoặc mất đi nhân lực. Nhưng vị trí của các công việc cũng quan trọng không kém – bao gồm cả việc đưa ra quyết định về chính sách tìm việc làm, nhà ở và giao thông công cộng.

Làm thế nào để bạn kết nối mọi người với cơ hội kinh tế và các loại công việc có thể giúp họ an toàn và thoát khỏi cảnh nghèo đói? Bước đầu tiên là tìm hiểu vị trí việc làm và mọi người có thể đủ khả năng sống ở nơi đang phát triển công việc tốt.

Các công việc ở trung tâm thành phố có xu hướng là những người có tay nghề cao và lương cao hơn, đặc biệt là trong các ngành như tài chính và công nghệ. Các công việc thuộc tầng lớp lao động, như bán lẻ hoặc xây dựng. Vì vậy, với sự phát triển gần đây của các công việc ở trung tâm thành phố, rủi ro là các thành phố sẽ tiếp tục trở thành thiên đường cho những người giàu có và không thể tiếp cận với tầng lớp trung lưu và lao động. Phần lớn các công việc thiê về lao động chân tay vẫn ở bên ngoài trung tâm thành phố Hà Nội. Vào đầu thế kỷ này, mọi người sống và làm việc ở những khu vực có mật độ cao và đi bộ đến nơi họ cần đến.

Suy thoái kinh tế đã đẩy nhanh sự suy giảm gần đây trong sự phát triển đô thị. Các ngành công nghiệp có trụ sở bên ngoài Hà Nội đang được mở rộng thêm, như xây dựng và sản xuất, bị ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều so với các đô thị như dịch vụ kinh doanh. Thị trường việc làm đang có nhiềc chuyển biến ở cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực, nhưng rõ ràng là nhanh hơn khu vực ngoại ô. Nhiều dữ liệu chỉ ra rằng sẽ có một con số không nhỏ trên lượng lao động chân tay đang phải tìm việc làm để mưu sinh mỗi năm. Và con số này gia vẫn đang gia tăng không ngừng nghỉ. Mọi người ngày càng khao khát được sống, làm việc, mua sắm và vui chơi ở cùng một nơi và đi lại những khoảng cách ngắn hơn – đặc biệt là những người trẻ tuổi và có học thức, những nhân viên được thèm muốn nhất. Vì vậy, ở Hà Nội, cả các nhà hoạch định chính sách và nhà tuyển dụng đã cố gắng làm cho cuộc sống và làm việc ở thủ đô trở nên hấp dẫn hơn.